Tuesday, 12/11/2024 | 09:24
Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử xã Xuân Mỹ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khuyến cáo các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò

Khuyến cáo các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò

Thứ năm - 12/08/2021 10:44

Khuyến cáo các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã xuất hiện dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò, nguy cơ lây lan nhanh ra diện rộng rất cao, làm thiệt hại kinh tế của người chăn nuôi. Để phòng chống hiệu quả với dịch, cơ quan chuyên môn khuyến cao một số nội dung sau:

Khuyến cáo các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò

1. Về đặc điểm chung của bệnh:
- Bệnh Viêm da nổi cục được gọi là bệnh Da sần, bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên trâu, bò.
- Đường lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như: muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn và qua tiếp xúc trực tiếp.
- Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.
- Tiêm vắc xin là biện pháp tối ưu trong phòng bệnh.
2. Về triệu chứng của bệnh:
Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu dưới đây:
- Sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu.

- Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt;

- Sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi).

- Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.

- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.

- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.

- Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

- Bò mang thai có thể sảy thai.

- Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng mang virus trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.

3. Biện pháp phòng chống dịch bệnh

* Đối với vùng đã xuất hiện trâu, bò bị bệnh:

- Tổ chức cách ly tuyệt đối số trâu bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh để quản lý và chăm sóc, chữa trị.

- Các thôn xóm tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn trâu, bò trên địa bàn để quản lý, giám sát và triển khai tiêm phòng vắc xin bao vây chống dịch.

- Thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng liên tục tại hộ chăn nuôi có trâu, bò mắc bệnh.

- Hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh cơ giới, tiêu độc, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng tại chuồng, khu vực chăn nuôi; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, hộ lý tốt cho trâu, bò mắc bệnh.

* Đối với vùng chưa xuất hiện bệnh:

- Các thôn xóm tổ chức rà soát, thống kê, nắm chắc biến động tổng đàn trâu, bò trên địa bàn để quản lý, giám sát. Thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống để người chăn nuôi chủ động theo dõi, phát hiện, báo cáo kịp thời.

- Người chăn nuôi chủ động thực hiện việc vệ sinh, phun hóa chất sát trùng, thuốc diệt côn trùng tại chuồng, khu vực chăn nuôi thường xuyên; đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho đàn trâu bò. Thương xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trâu bò để kịp thời phát hiện các trường hợp trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh, báo cáo ngay cho thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố và chính quyền địa phương để kịp thời xử lý.

- Trường hợp phát hiện sớm, khi mới xuất triệu chứng được điều trì kịp thời, đúng phác đồ khả năng khỏi bệnh cao.

Yêu cầu các tổ chức đoàn thể, ban công tác mặt trận, cộng đồng dân cư, người chăn nuôi vào cuộc một cách tích cực, triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Nguồn tin: phongvanhoathongtin:

Hiện nay, tại huyện Nghi Xuân đang tổ chức cách ly tập trung cho 88 công dân, trong đó chủ yếu là được đón về từ Thành phố Hồ Chí Minh. Số công dân này được bố trí cách ly tại 3 điểm: Trung tâm Y tế dự phòng cũ; Trường Tiểu học Xuân Viên và điểm cách ly tại thôn Song Nam, xã Cương Gián.

Trong ngày 29/7 số công dân này đã được Trung tâm Y tế huyện tổ chức lấy mẫu test nhanh và xét nghiệm PCR. Các mẫu đều cho kết quả âm tính. 

Tại các điểm kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Việt Hùng đã động viên và ghi nhận những cố gắng, nỗ lực đội ngũ cán bộ tham gia trực công tác phòng dịch tại đây. Phó Chủ tịch UBND huyện yêu cầu cần tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch đồng thời đảm bảo tốt các điều kiện sinh hoạt cho công dân đang cách ly; giao Trung tâm Y tế huyện chuẩn bị kỹ các phương án để sẵn sàng khởi động thêm các khu cách ly mới khi thời gian tới sẽ có thêm nhiều con em tại Thành phố Hồ Chí Minh trở về.

Anh Đức – Trung Kiên


Liên kết Liên kết

Thống kê trong ngày Thống kê trong ngày

Đang online: 3
Tất cả: 3.589

Sự kiện Sự kiện